Hiện tượng sâu răng ở trẻ em

Một số phụ huynh vẫn cho rằng răng sữa không quan trọng vì chúng sẽ rụng và thay thế bằng răng vĩnh viễn khi bé lớn. Răng sữa có một tầm quan trọng trong việt phát triển khả năng nói và là nền móng cho răng vĩnh viễn sau này. Thế nhưng, bố mẹ vẫn không quan tâm đúng mức. Đặc biệt là khi bé bị sâu răng.

Răng sữa

Răng sữa gồm 20 chiếc, kích thước nhỏ hơn nhiều so với 32 chiếc răng viễn viễn. Răng sữa có 4 răng cửa, 2 răng nanh và 4 răng hàm ở mỗi hàm.

Răng bắt đầu hình thành trong miệng và chiếc răng đầu tiên nhú lên vào khoảng giữa tháng thứ năm đến tháng thứ tám, có thể khác nhau ở mỗi trẻ. Chiếc răng sữa cuối cùng thường mọc khi trẻ hai đến ba tuổi.

Tại sao răng sữa rất quan trọng?

Răng sữa của bé đóng vai trò quan trọng trong việc:

- Nhai và ăn uống

- Là nền móng cho răng vĩnh viễn và hướng răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí.

- Phát triển xương hàm một cách bình thường.

- Răng sữa cũng ảnh hưởng đến quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ.

Tại sao nên thận trọng trong giai đoạn răng hỗn hợp?

6 tuổi là thời điểm bắt đầu của giai đoạn răng hỗn hợp, bao gồm răng sữa và răng vĩnh viễn.

- Răng vĩnh viễn mới mọc thường chưa hoàn chỉnh. Những năm đầu rất quan trọng vì răng còn yếu và rất dễ bị sâu.

- Răng hàm 6 tuổi đặc biệt dễ bị sâu vì chúng là răng vĩnh viễn mọc đầu tiên và mọc ngay sâu răng sữa nên dễ bị bỏ qua.

- Kích cỡ không đều giữa răng sữa và răng vĩnh viễn khiến bạn khó chải sạch và khó bảo vệ răng.

Khi nào bé bị sâu răng sữa?

Sâu răng có thể xảy ra khi bé tiếp xúc với quá nhiều đường. Hàm lượng đường trong khoang miệng giúp vi khuẩn tạo ra axit gây nên sâu răng.

Nhiều trong số các loại thức uống cho con như đồ uống có đường, bao gồm sữa mẹ, sữa công thức và nước trái cây. Ăn đồ ăn nhẹ với đường cũng làm miệng bé nhiều đường hơn.

Thời gian lưu trữ đường trong miệng cũng rất quan trọng trong quá trình phát triển sâu răng sữa ở trẻ nhỏ. Khi ngủ hoặc ra ngoài với một bình đầy sữa. Răng bé sẽ ngậm trong sữa một thời gian dài. Điều này sẽ làm răng nhanh hỏng hơn.

Sữa mẹ là một loại dinh dưỡng tốt cho răng của trẻ sơ sinh. Nó có xu hướng làm chậm sự tăng trưởng của vi khuẩn để phân giải thành axit. Tuy nhiên, khi sữa mẹ được sử dụng xen kẽ với các loại đồ uống có đường khác, tỉ lệ sâu răng sẽ cao hơn rất nhiều.

Làm thế nào tôi có thể giúp con ngăn ngừa sâu răng?

Phụ huynh bỏ bê việc chăm sóc răng miệng cho bé dẫn đến một số hệ lụy nghiêm trọng. Răng sữa không được chăm sóc kỹ rất dễ dẫn đến sâu răng. Sâu răng ở trẻ nhỏ có thể nhanh chóng dẫn đến đau đớn và bị nhiễm trùng. Vì tuổi của bé còn quá nhỏ nên khi điều trị nha khoa rất khó khăn dưới hình thức gây mê tổng quát – một biện pháp không phải không có rủi ro. Nếu hàm răng chính của bé bị hỏng do sâu răng nghiêm trọng, những chiếc răng vĩnh viễn có thể bị mất không gian để mọc một cách bình thường. Kết quả là chúng mọc một cách bất thường, làm cho bé khó khăn trong việc ăn uống và giao tiếp.

Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng trẻ em bị sâu răng sữa có nguy cơ bị sâu răng vĩnh viễn cao hơn những em bé có răng sữa khỏe mạnh. Nghiên cứu này nhấn mạnh tầm quan trọng của cha mẹ trong việc chăm sóc và tạo thói quenvệ sinh răng miệng cho con ngay từ bé (ăn uống lành mạnh, đánh răng hằng ngày).Đánh răng sau bữa ăn, dùng chỉ nha khoa và phương pháp điều trị fluoride thường xuyên là cách tốt nhất để ngăn ngừa sâu răng. Trẻ em cũng cần được giám sát khi chúng đánh răng. Trẻ em phải được giám sát về kỹ thuật dùng chỉ nha khoa thích hợp cho đến khi 10 tuổi.

Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp cho bố mẹ có thêm kiến thức chăm sóc răng miệng của bé một cách tốt nhất!

Theo P/S Vietnam

Tin tức tổng hợp liên quan

Đối tác

  • Incor
  • FV
  • Kid life
  • Cincinnati
  • Bệnh viện Hoàn Mỹ
  • Mần non Trẻ thơ
  • Medical center