Trám răng có đau không?

Trám răng có đau không ? Như ta đã biết, thì trám răng là phương pháp nha khoa mà mọi người hay sử dụng để điều trị trong trường hợp sâu răng hình thành lỗ, kẽ nứt. Vấn đề là khi trám răng mọi người có cần điều trị tủy để khắc phục hoàn toàn sâu răng không ? Bài viết của chúng tôi sẽ cung cấp thông tin về trám răng có cần lấy tủy không để bạn hiểu thêm về vấn đề này. Trám răng là một phương pháp điều trị thông thường trong nha khoa, sử dụng vật liệu để trám lại lỗ sâu mà không hề gây cho bạn cảm giác đau hay khó chịu. Khi các lỗ sâu còn nhỏ hay mới chớm sâu, bạn nên trám lại để bảo vệ cho men răng và ngà răng, tránh tình trạng sâu năng hơn để phải lấy tủy.

Trám răng có cần lấy tủy

Răng bình thường sẽ có một lớp mô chất sống nằm bên trong lõi răng. Mô chất sống này bao gồm các mạch máu nuôi dưỡng răng, các dây thần kinh. Mô chất sống này được gọi là tủy răng. Bình thường khi tủy răng được bảo vệ rất kỹ bởi lớp men răng và ngà răng. Tuy nhiên, khi bị sâu răng mà không điều trị sớm dẫn đến việc sâu răng tiến triển mạnh thì bạn sẽ bị viêm tủy.Khi răng có những dấu hiệu thì chứng tỏ bạn đã bị viêm tủy răng:

– Răng đau nhức âm ỉ kéo dài

– Răng có thể bị lung lay

– Răng bị đau nhức có thể dẫn đến nhức đầu liên tục nhất là khi về đêm thì có nghĩa là răng bạn đã bị viêm tủy.

– Răng có dấu hiệu xuất hiện mụn mủ dưới chân răng. Mụn mủ này không những làm mất thẫm mỹ mà còn là nguyên nhân gây hôi miệng do vi khuẩn làm ổ. Vì vậy nên điều trị nay để loại bỏ mụn mủ này.

– Răng bị bể lớn làm lộ tủy và viêm tủy phải điều trị lấy tủy ngay.

Khi bị sâu răng mà có những dấu hiệu trên thì bạn nên đi đến nha khoa để điều trị tủy và trám răng lại.

tram-rang-co-dau-khong

Trám răng điều trị tủy có đau không ?

Khi điều trị tủy răng, bạn sẽ chịu cơn đau nhẹ. Tuy nhiên, bạn cũng đừng nên lo lắng vì khi điều trị tủy răng, các BS sẽ tiến hành gây tê tại vị trí cần điều trị khiến cho bạn ít cảm thấy đau đớn. Sau 1-3 giờ, thuốc gây tê sẽ hết tác dụng, tùy theo từng trường hợp mà có thể cảm giác đau hoặc ê buốt nhiều hay ít ở vị trị điều trị tủy. Sau một ngày, răng sẽ trở lại bình thường và bạn sẽ không cảm thấy đau đớn nữa. Sau khi điều trị tủy, Bs sẽ trám lỗ sâu lại. Tùy theo từng trường hợp mà Bs có thể sẽ tư vấn bạn có nên bọc răng sứ hay không. Tuy nhiên, thông thường, sau khi chữa tủy, răng sẽ trở nên giòn và dễ vỡ hơn do những mạch máu nuôi sống răng đã không còn nữa. Do vậy, sau khi chữa tủy, bạn nên bọc răng sứ cho răng để tăng cường sức nhai, tăng độ chắc và hạn chế tình trạng vỡ, bể răng.

Vật liệu trám được sử dụng phổ biến hiện nay đó là composite, khi trám bằng vật liệu này sẽ có màu y như răng thật, có khả năng chịu lực, độ bền cao và được nghiên cứu là không gây hại cho cơ thể.

Trám răng như thế nào? Trước tiên, bác sĩ sẽ dùng khoan để lấy sạch những vụn thức ăn, ngà sâu trong lỗ sâu răng để làm sạch răng. Sau đó sẽ dùng vật liệu trám để phủ lên lớp men răng đã bị sâu, làm đầy lổ sâu răng, ngăn không cho các vi khuẩn, hóa chất gây hại đến tủy răng. Trong một số trường hợp bị sâu lớn, gần tủy nên sẽ có cảm giác hơi ê buốt, khi đó bác sĩ sẽ đặt thuốc để theo dõi 2-3 ngày rồi mới trám lại sau lần hẹn kế tiếp.

Trám răng trong những trường hợp sau: sâu răng ở bề mặt men răng, mòn cổ răng do quá trình vệ sinh răng miệng không kỹ, thức ăn bị nhét lại ở các kẽ răng hoặc do vệ sinh không đúng cách, chải răng theo chiều ngang làm mòn men răng lộ lớp ngà răng gây cảm giác ê buốt, khó chịu…. Vì vậy, Khi phát hiện mình bị sâu răng, bạn cần phải trám lại để bảo vệ lớp ngà răng hay tránh tình trạng sâu răng ngày càng lớn buột phải lấy tủy.

Với những chia sẻ trên, mong rằng sẽ giúp cho bạn giải tỏa được sự lo lắng liệu “Trám răng có đau không?”. Bên cạnh việc vệ sinh răng miệng đúng cách, bạn nên đi kiểm tra răng định kỳ 6 tháng/lần để cạo vôi răng và phát hiện sớm những bất thường về răng để điều trị kịp thời. Mọi thắc mắc bạn vui lòng đến Nha khoa chúng tôi để được khám và tư vấn trực tiếp.

 

Tin tức nha khoa liên quan

Đối tác

  • Incor
  • FV
  • Kid life
  • Cincinnati
  • Bệnh viện Hoàn Mỹ
  • Mần non Trẻ thơ
  • Medical center