Cần cảnh giác với căn bệnh nhồi máu cơ tim

Cảm giác đau căng và thắt chặt ở ngực, tim đập mạnh… là dấu hiệu cảnh báo bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim song nhiều trường hợp không hề có những biểu hiện này.

Bức ảnh một người đàn ông ôm ngực trước khi ngã xuống trong đau đớn khiến nhiều người liên tưởng người này lên cơn đau tim. Tuy nhiên, nó thực chất là sản phẩm của điện ảnh; thực tế không đúng như thế. Những cơn đau tim thầm lặng xảy ra thường xuyên như trường hợp có biểu hiện rõ ràng.

Các nhà khoa học chỉ ra rằng gần một nửa số trường hợp nhồi máu cơ tim không có biểu hiện rõ ràng nhưng vẫn có thể gây hậu quả nghiêm trọng, thậm chí là tử vong. Theo một nghiên cứu, cứ 4 người bị đau tim thì có một người sẽ bị suy tim.

nhoimaucotim

Tiến sĩ Elsayed Soliman, một chuyên gia trong lĩnh vực tim mạch của Mỹ thuộc Trung tâm Y tế Wake Forest Baptist đã tiến hành nghiên cứu chi tiết hơn mức độ phổ biến và nguy hiểm của biến cố thầm lặng này so với cơn đau tim có triệu chứng kèm theo. Họ phân tích dữ liệu của hơn 9.000 người trung niên không bị đau tim trong một cuộc khảo sát về nguy cơ xơ vữa động mạch trong cộng đồng. Kết quả, trong bình quân khoảng 9 năm, gần 400 người bị cơn đau tim có kèm triệu chứng và 317 người bị cơn đau tim thầm lặng.

“Hậu quả của cơn đau tim thầm lặng cũng tồi tệ như cơn đau tim có kèm theo triệu chứng. Bệnh nhân không hay biết mình lên cơn đau tim nên không được chữa trị đúng cách và không biết tai biến xảy ra lúc nào”, tiến sĩ Soliman nói.

Theo Healthline, người bệnh có thể không cảm nhận được cơn đau tim thầm lặng, tuy nhiên máy điện tim có thể phát hiện được.

Để ngăn ngừa cơn đau tim thầm lặng hay có triệu chứng, điều bạn cần làm là giữ huyết áp và cholesterol ổn định, bỏ thuốc lá, tập thể dục hằng ngày và có một chế độ ăn uống cân bằng. Đồng thời khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt với người trong gia đình có tiền sử bệnh tim.

Biểu hiện chủ yếu của bệnh là cơn đau thắt ngực điển hình: Đau như bóp nghẹt phía sau xươ­ng ức hoặc vùng trư­ớc tim, lan lên vai trái và mặt trong tay trái cho đến tận ngón tay đeo nhẫn và ngón út. Cơn đau thường xuất hiện đột ngột, kéo dài hơn 30 phút, có thể kèm theo vã mồ hôi, khó thở mệt nhiều. Ngoài ra một số trường hợp không có hoặc ít cảm giác đau (nhồi máu cơ tim thầm lặng)…

Khi cơn đau ngực như mô tả, người bệnh cần ngưng ngay hoạt động và công việc đang làm, nằm nghỉ, sử dụng thuốc nitroglycerine ngậm dưới lưỡi nếu đã được chẩn đoán bệnh mạch vành từ trước. Nếu sau 10-30 phút tình trạng đau ngực không đỡ, đặc biệt khi đã ngậm nitroglycerine dưới lưỡi, thì cần đưa đi cấp cứu ngay.

Nhồi máu cơ tim là bệnh lý nguy hiểm đe dọa đến con người bằng cái chết đến nhanh và đột ngột.
Người bệnh có thể bị rối loạn nhịp tim, ngừng tim, hôn mê sâu hay thậm chí là đột tử. Vì thế, nếu bỏ qua những dấu hiệu báo trước của bệnh, tính mạng bệnh nhân sẽ như “ngàn cân treo sợi tóc”.

Theo thống kê, tại Anh, khoảng 146.000 người nhồi máu cơ tim mỗi năm. Tại Mỹ, đất nước của thức ăn nhanh và bệnh béo phì, một năm có gần 1,5 triệu người xuất viện với chẩn đoán nhồi máu cơ tim, tiêu tốn 150 triệu USD mỗi năm. Ở Việt Nam, tỷ lệ người bị nhồi máu cơ tim tăng vọt trong những năm gần đây, trung bình năm sau cao hơn năm trước 15-20%.

Đối với người trẻ, nhồi máu cơ tim ở nam cao gấp 3 lần nữ giới. Sau tuổi mãn kinh, do không còn sự bảo vệ từ hormone sinh dục nữ, tỷ lệ bệnh giữa nam và nữ cân bằng trở lại.

Biểu hiện điển hình thường gặp ở bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim là có cảm giác đau căng và thắt chặt ở giữa ngực, sau đó lan tỏa đến cánh tay, vai, cổ, răng, hàm, vùng bụng. Triệu chứng đi kèm là tim đập mạnh liên hồi, toát mồ hôi, buồn nôn, khó thở, mặt tái nhợt, chóng mặt và bất tỉnh.

dau hieu nhoi mau co timRối loạn mỡ máu là nguyên nhân phổ biến gây xơ vữa động mạch, dẫn đến nhồi máu cơ tim

Các dấu hiệu và triệu chứng nhồi máu cơ tim có thể thay đổi tùy theo tuổi, giới, vùng bị tổn thương và các bệnh đi kèm.

Nguy hiểm hơn, có những bệnh nhân gặp phải cơn nhồi máu cơ tim thầm lặng, không có triệu chứng rõ ràng và mệt mỏi không rõ nguyên nhân. Những trường hợp này xảy ra chủ yếu ở người già, phụ nữ hoặc người bị đái tháo đường.

Khi có các biểu hiện triệu chứng trên, nhất là ở người có các yếu tố nguy cơ tim mạch đi kèm, người bệnh cần được đưa đi cấp cứu tại các bệnh viện có khoa/đơn vị can thiệp tim mạch để được chẩn đoán và điều trị nhanh nhất.

Nguyên nhân thường gặp nhất của nhồi máu cơ tim là do sự hình thành cục máu đông bên trong lòng mạch máu làm tắc mạch vành này. Với một lòng mạch bình thường, cục máu đông rất khó xuất hiện. Chỉ khi có các yếu tố như cholesterol và các thành phần mỡ máu khác lắng đọng, thành mạch vành mới hình thành các mảng vữa xơ. Các mảng vữa này được phủ bên ngoài bởi nội mạc mạch vành đã tổn thương. Khi lớp nội mạc bị bung ra, các thành phần của mảng xơ vữa sẽ tiếp xúc với máu và kích hoạt quá trình hình thành cục máu đông và làm tắc mạch vành. Như vậy, nguồn gốc của vấn đề chính là sự hình thành của các mảng xơ vữa.

Ngoài ra, một số các yếu tố nguy cơ làm tăng sự xuất hiện của mảng xơ vữa là hút thuốc lá, tăng huyết áp, thừa cân béo phì, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường, tiền căn gia đình có người mắc các bệnh tim mạch sớm (nam dưới 55 tuổi, nữ dưới 65 tuổi).

[Nhồi máu cơ tim cấp:
Khi xảy ra nhồi máu cơ tim cấp, một động mạch vành hoặc nhánh của nó đột ngột bị bít tắc, hậu quả là phần cơ tim được cung cấp máu từ các động mạch này bị thiếu máu nuôi. Phần cơ tim này có nguy cơ sẽ hoại tử (chết) nếu động mạch vành không được tái thông kịp thời. Nếu không điều trị kịp thời, phần cơ tim hoại tử sẽ tạo sẹo sau vài tuần.]

Theo Phương Trang

Theo TS.BS Nguyễn Hoàng Định – ThS.BS Võ Tuấn Anh
Trung tâm Tim mạch BV ĐH Y dược TP HCM

Báo Vnexpress.net

Tin tức tổng hợp liên quan

Đối tác

  • Incor
  • FV
  • Kid life
  • Cincinnati
  • Bệnh viện Hoàn Mỹ
  • Mần non Trẻ thơ
  • Medical center